Bệnh nhân cần sự chăm sóc hàng ngày như tắm rửa, vệ sinh cá nhân, thay đổi nền giường và quần áo, v.v. đảm bảo họ luôn thoải mái và sạch sẽ là một hoạt động khá khó nếu bệnh nhân khó đi lại, không di chuyển,…và một số trường hợp đặc biệt cần hạn chế nước.
Việc sử dụng tắm gội khô cho bệnh nhân khó đi lại lúc này là rất cấp thiết và biện pháp cần áp dụng.
Lợi ích mà tắm gội khô mang lại cho bệnh nhân
Khi bị bệnh, hệ thống miễn dịch của bệnh nhân thường suy yếu, dẫn đến khả năng chống lại vi khuẩn giảm sút, điều này làm vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua da và niêm mạc. Do đó, việc duy trì vệ sinh cá nhân cho người bệnh trở nên vô cùng quan trọng.
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ sẽ giúp cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn, việc tắm khô có thể ngăn ngừa các bệnh về da do nằm lâu trên giường, thiếu ánh sáng, kèm mồ hôi tạo môi trường ẩm ướt lý tưởng cho vi khuẩn phát triển và tấn công.
Ngoài ra, việc tắm gội người bệnh không dùng nước cũng giúp tăng cường tuần hoàn máu cho cả cơ thể, giúp giảm cảm giác nặng nề, khó chịu và mang lại sự thoải mái, thư giãn cho bệnh nhân.
Không chỉ có nhiều lợi ích cho bệnh nhân, việc sử dụng tắm gội khô sẽ mang đến tiện lợi như tắm thông thường nhưng lại phù hợp với điều kiện của người bệnh,lợi ích cho cả người chăm sóc bệnh nhân cũng khỏe hơn.
7 bước tắm gội khô cho bệnh nhân
- Bước 1: Thoa bọt tắm gội cổ, sau tai rồi dùng khăn để lau. Với mặt bạn có thể dùng bọt trực tiếp lên khăn rồi vệ sinh lau mặt cho người bệnh.
Lau cẩn thận và kỹ các vị trí mí mắt, hóc mắt và nhắc bệnh nhân nhắm mắt lại và thử giãn. Việc vệ sinh có thể đi kèm với massage như một liệu pháp hỗ trợ thư giản. - Bước 2: Sau đó đến 2 cánh tay và vị trị nách. Vì công việc tắm gội khô thường xuyên bạn hoàn toàn có thể xịt bọt khô trực tiếp lên khăn và lau để giảm bớt thời gian. Từ 2 cánh tay lau xuống 2 bàn tay, lau từ trước ra sau và từ ngoài bàn tay đến trong lòng bàn tay. Nách ẩn chứa nhiều sự nhạy cảm bạn cần vệ sinh kỹ và nên nhẹ nhàng để hỗ trợ tốt.
- Bước 3: Ngực và bụng cho bệnh nhân với cách vệ sinh giống khi chúng ta tắm theo hướng từ ngực xuống bụng và cách thức lau cho phụ nữ khác nam. Sử dụng tắm khô vừa đủ, đừng xịt quá nhiều, bạn có thể vừa lau vừa nói chuyện với người bệnh.
- Bước 4: Tiếp sau phần lưng thì bạn nên nhớ cho bệnh nhân nằm nghiên 1 bên là hoàn toàn có thể vệ sinh, bạn không cần cho người bệnh nằm úp rất khó khăn. Và bạn lau từ trên xuống, lau 2 bên mạng sườn.
- Bước 5: Vệ sinh vùng kín có thể là nơi nhạy cảm, tuy nhiên việc vệ sinh chủ yếu là người thân, bạn có thể tham khảo người vệ sinh cho phù hợp, có thể hỏi tham khảo ý kiến bệnh nhân. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn khuyến khích có sự trao đổi để vệ sinh vì vùng kín nếu không sạch sẽ rất khó chịu cho người bệnh.
- Bước 6: Lau chùi chân và bàn chân: Bạn lau từ trên xuống dưới, bạn hãy để ý kỹ những vị trí bẹn, nách chân và các ngón chân cho sạch sẽ.
- Bước 7: Gội đầu khô cho bệnh nhân và nên thực hiện 2 lần/ tuần vì bọt tắm khô 2 in 1 vừa tắm và gội bạn có thể dùng dung dịch thoa lên tóc, dùng lược chải để tán đều sau đó 30s giây lấy khăn lau lại.
Một số lưu ý cho người dùng khi tắm gội cho người bệnh
- Trong việc tắm gội người bệnh không dùng nước, việc cởi quần áo của bệnh nhân không cần thiết. Thay vào đó, bạn có thể tiến hành tắm khô bằng cách cởi từng phần một của quần áo để đảm bảo bệnh nhân không cảm thấy bất tiện.
- Nếu bệnh nhân thực hiện vệ sinh cá nhân có thể, hãy để họ làm điều đó với cảm thấy có sự kiểm soát và tự chủ. Bạn nên hỗ trợ chỉ khi bệnh nhân yêu cầu hoặc gặp khó khăn.
- Đảm bảo có không gian tắm riêng tư và hạn chế luồn gió. Đóng cửa và bịt kín các khe hở để đảm bảo bệnh nhân không bị lạnh trong quá trình tắm.
- Khi tắm khô, một số sản phẩm sữa tắm khô có thể sẽ gây cảm giác nhờn, bạn có thể lau lại cơ thể của bằng nước ấm.